Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
395375

Cẩm Thủy: Sáng mãi lời Bác dặn thanh niên

Đăng lúc: 15:36:37 08/08/2019 (GMT+7)

Những năm cuối cùng của cuộc đời, mặc dù bận rất nhiều công việc nhưng Chủ tịch HCM vẫn chọn những khoảng thời gian thư thái nhất, đúng vào giờ đẹp nhất của một ngày - lúc 9 giờ sáng ngày 10/5/1965 Bác Hồ bắt đầu viết Di chúc. Bốn ngày tiếp sau đó, Người đã dành mỗi ngày một đến hai tiếng để viết. Sau này, vào mỗi dịp sinh nhật hàng năm, Bác lại đem bản Di chúc ra xem lại, bổ sung cho phù hợp với tình hình mới của đất nước. Lần cuối cùng Bác viết và chỉnh sửa vào ngày 10/5/1969.

Hiếm có tác phẩm nào Bác dành nhiều thời gian, tâm trí suy ngẫm thận trọng đến từng câu, chữ để viết như bản Di chúc này. Trong 1.000 chữ với những ngôn từ bình dị mà súc tích, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn kĩ càng mọi việc đối với Đảng, với nhân dân, trong đó Bác vẫn dành một phần nói về thanh niên và vai trò của thanh niên, điều này đã thể hiện tư tưởng, tình cảm, sự quan tâm đặc biệt của Bác Hồ đối với những chủ nhân tương lai của đất nước.

Trong bản Di chúc của mình, Người đã viết: “Đoàn viên và thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong, không ngại khó khăn, có chí tiến thủ. Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng”, vừa “chuyên” Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết…”. Như tình cảm của một người cha đối với con, Bác Hồ hiểu rõ những ưu, nhược điểm của thanh niên nước ta, những lời căn dặn này cũng chính là tinh thần xuyên suốt trong Tư tưởng Hồ Chí Minh về thanh niên và công tác thanh niên của Đảng.
16729494_875103925964071_786857242491431069_n.jpg

Chúng ta đều biết, giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX là giai đoạn lịch sử Việt Nam có những biến đổi hết sức to lớn.Tuổi trẻ của Bác đã chứng kiến các phong trào yêu nước những năm đầu thế kỷ XX phát triển mạnh mẽ.Qua những phong trào đó, Bác đã nhận thấy rõ sức mạnh to lớn về mọi mặt của thế hệ thanh niên trong quá trình đấu tranh giành độc lập.Người khẳng định, muốn thức tỉnh dân tộc phải thức tỉnh thanh niên, vì thanh niên là một bộ phận quan trọng của dân tộc.

Nhận định thanh niên là một trong những lực lượng nòng cốt, nên ngay từ những năm đầu về nước hoạt động, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã bí mật thành lập Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên (tháng 6/1925), chuẩn bị những hạt giống đỏ, ươm mầm cho sự trưởng thành, lớn mạnh của sự nghiệp cách mạng Việt Nam.

Chính Người đã sáng lập, rèn luyện Đoàn Thanh niên Cộng sản Đông Dương, nay là Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Sau khi Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, Bác đã chỉ rõ: Nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần là do thanh niên, thanh niên là chủ tương lai của đất nước. Nhân dịp mừng xuân độc lập đầu tiên, tháng 1-1946, Bác đã gửi thư cho nhi đồng toàn quốc, trong thư Bác đã viết: “Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ.Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội”.
54728620_1265554723601896_8363971088337600512_n.jpg

Bước vào 2 cuộc trường chinh chống bè lũ xâm lược, Bác luôn luôn theo dõi chặt chẽ và chỉ dẫn thanh niên tham gia phong trào kháng chiến. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và của Bác, thanh niên cả nước đã hưởng ứng phong trào “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, “Xếp bút nghiên lên đường chiến đấu”, “3 sẵn sàng”, “5 xung phong”, anh dũng chiến đấu trên những tuyến đầu, xây dựng hậu phương vững chắc. Nhiều tấm gương thanh niên đã trở thành chân lý thời đại như: Lý Tự Trọng; Tô Vĩnh Diện, Võ Thị Sáu; Nguyễn Văn Trỗi, Đặng Thùy Trâm; Nguyễn Văn Thạc…Chính vì vậy, nói về đoàn viên và thanh niên, Bác đã nhìn nhận,đánh giá: “Đoàn viên và thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong, không ngại khó khăn, có chí tiến thủ”.

Đặt niềm tin vào sức mạnh của thanh niên, coi sự lớn mạnh của tuổi trẻ là thành công của Đảng, là thắng lợi của sự nghiệp cách mạng, là sự trường tồn phát triển của xã hội. Bác luôn dày công chăm lo giáo dục thanh niên trở thành những con người mới của xã hội, chuẩn bị những tiền đề vững vàng để thanh niên sẵn sàng đón nhận sứ mệnh làm chủ nước nhà.

Bác căn dặn: “Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng xã hội chủ nghĩa vừa “hồng” vừa “chuyên”. Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”.

Trên cơ sở nhìn nhận vai trò quyết định của thanh niên đối với sự nghiệp cách mạng và tương lai của dân tộc, đất nước.Người đã dành sự quan tâm đặc biệt sâu sắc tới thế hệ trẻ, những chủ nhân tương lai của đất nước.Đoàn viên, thanh niên là người kế tục sự nghiệp cách mạng của Đảng. Những hạt giống tốt sẽ nảy nở, vươn cao những mầm xanh cho đất nước, quê hương.  Công việc này “quan trọng” vì không ai khác ngoài các thế hệ thanh niên sẽ kế tục sự nghiệp cách mạng.Công việc này “cần thiết” vì tính cấp bách trước mắt cũng như sự nghiệp lâu dài; việc rèn luyện đạo đức cách mạng, việc xây dựng một thế hệ cách mạng đòi hỏi phải có thời gian của sự thử thách. Do vậy, nội dung bao quát của công tác thanh niên của Đảng là cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng”, vừa “chuyên”. “Hồng” theo tư tưởng của Người là “quyết tâm suốt đời đấu tranh cho Đảng, cho cách mạng. Đó là điều chủ chốt nhất”; còn “chuyên” là trình độ chính trị, văn hóa, khoa học, kỹ thuật và quân sự.14729115_194167951020833_6550044229015411511_n.jpg

Thực hiện tư tưởng và lời căn dặn của Người, trong các thời kỳ cách mạng, Đảng ta luôn chú ý đào tạo và bồi dưỡng thế hệ trẻ làm nguồn kế tục sự nghiệp cách mạng của thế hệ cha anh.Đảng cũng có nhiều nghị quyết, chỉ thị về công tác thanh niên như: Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư, Ban Chấp hành Trung ương khóa VII;  Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của đảng đối với công tác thanh niên trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa; Các nghị quyết về giáo dục, đào tạo, về khoa học và công nghệ... đều đề cập nhiệm vụ giáo dục, chăm lo thế hệ trẻ, coi thanh niên là lực lượng xung kích trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.Những năm qua, công tác lãnh đạo đối với hoạt động thanh niên và tuổi trẻ có nhiều đổi mới và chuyển biến tích cực. Các hoạt động của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam ngày càng lôi cuốn nhiều đoàn viên, thanh niên, học sinh, sinh viên tham gia.
67881998_2370897529690937_4301071690068131840_n.jpg

Những tấm gương, điển hình tiên tiến, xung kích, đi đầu trong chiến đấu, lao động, học tập và công tác, nhất là trong sự nghiệp đổi mới và hội nhập quốc tế đã tiếp tục khẳng định vị thế và vai trò quan trọng của thế hệ trẻ. Trên cơ sở quán triệt quan điểm “xây dựng Đoàn là xây dựng Đảng trước một bước”, các tổ chức cơ sở Đoàn đã phát huy vai trò xung kích, sáng tạo của đoàn viên, thanh niên, đẩy mạnh các phong trào Thanh niên tình nguyện, tuổi trẻ sáng tạo, thanh niên xung phong bảo vệ Tổ quốc, thi đua thực hiện các nghị quyết của Đảng, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị của địa phương, cơ quan, đơn vị. Thông qua đó, tạo môi trường thuận lợi để thế hệ trẻ trải nghiệm, tự rèn luyện mình, trưởng thành, phấn đấu, bổ sung lực lượng trẻ cho Ðảng, kế tục sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Ðảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn.

Thực hiện di chúc của Người và để thực hiện tốt chiến lược “trồng người”, nhằm bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau đạt hiệu quả; đảm bảo xây dựng đội ngũ kế cận tài đức, hoàn thành tốt trọng trách mà Tổ quốc và nhân dân giao phó, trong thời gian tới, các cấp ủy, chính quyền, ban, ngành chức năng từ Trung ương đến địa phương cần tiếp tục tập trung quán triệt sâu sắc chủ trương của Đảng, Nhà nước về vị trí, vai trò của thế hệ trẻ, về “đổi mới nội dung, phương thức chính trị, tư tưởng, truyền thống, bồi dưỡng lý tưởng, lòng yêu nước, xây dựng đạo đức lối sống lành mạnh, ý thức tôn trọng và nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp và pháp luật cho cán bộ, đảng viên nhất là thế hệ trẻ… Phát huy vai trò của thế hệ trẻ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”  theo Nghị quyết Đại hội XII của Đảng và Chỉ thị số 42-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ, giai đoạn 2015-2030”. Đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình - nhà trường - Đoàn Thanh niên - xã hội trong đào tạo, bồi dưỡng thế hệ trẻ toàn diện về mọi mặt; trong đó, chú trọng nguyên tắc đào tạo gắn với bồi dưỡng, tin tưởng giao việc, tạo điều kiện để tuổi trẻ được trải nghiệm, phấn đấu và trưởng thành; xây dựng nguồn cán bộ trẻ, đảm bảo quy hoạch cho trước mắt và lâu dài, “phải khéo léo kết hợp cán bộ già với cán bộ trẻ”, “không nên coi thường cán bộ trẻ” như Hồ Chí Minh đã căn dặn.
16649472_1240153726098662_5959832726913054290_n.jpg

Trước sự quan tâm, chăm lo và kỳ vọng lớn lao của Đảng và Nhà nước, Kế tục truyền thống và sự nghiệp cha anh, hơn bao giờ hết, thanh niên Việt Nam ngày nay cần nhận thức rõ vai trò và trách nhiệm để không ngừng học tập và tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu để trở thành lực lượng xung kích thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, xây dựng và bảo vệ vững chắc nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa như mong muốn của Bác Hồ lúc sinh thời: “Bác mong con cháu mau khôn lớn - Nối tiếp cha ông bước kịp mình”.