Nữ cán bộ Đoàn năng nổ, làm kinh tế giỏi trên vùng đất khó
Trong những năm qua, phong trào “Thanh niên xung kích phát triển kinh tế - xã hội”, từng bước vươn lên làm giàu trên quê hương được đông đảo người trẻ nhiệt tình hưởng ứng.
Buộc đá phải “đẻ” ra tiền
Tiếp chúng tôi trong căn lán nhỏ cạnh trang trại, Mùi chia sẻ cơ duyên đến với con đường trang trại của mình: Vốn sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo lại đông anh em nên sau khi tốt nghiệp đại học,Mùi quay về quê nhà để phụ giúp bố mẹ làm kinh tế.
“Vùng đất nơi đây vốn chỉ toàn đồi núi đá, dân cư chỉ có nghề nông “gia truyền” với cây sắn, cây ngô. Quanh năm vất vả làm lụng nhưng cũng chỉ đủ ăn, chẳng có phần để dành. Trong khi đó, thời tiết vùng này lại khá khắc nghiệt, mùa đông thì giá rét và sương muối, còn mùa hè lại khô hạn nên điều kiện kinh tế vô cùng khó khăn, khó có thể làm giàu nếu cứ mãi tiếp tục “truyền thống” của ông cha”.
Song, những khó khăn đó chẳng thể ngăn cản ý chí làm giàu của mình. Với sự năng động, sáng tạo của tuổi trẻ, lại có cơ hội tiếp cận với nhiều nguồn thông tin từ sách báo và mạng internet, Mùi nuôi quyết tâm biến những đồi núi đá nơi đây phải “đẻ” ra tiền.
Với lợi thế của gia đình có truyền thống nuôi dê sinh sản và lấy thịt hơn hai mươi năm nay, lại có diện tích đất rừng khá lớn. Mùi quyết định sẽ mở trang trại chăn nuôi dê và trâu bò kết hợp trồng rừng.
Năm 2013, sau thời gian đi tìm hiểu các mô hình trang trại vườn-rừng ở các địa phương cùng tìm hiểu qua sách báo về các kỹ thuật chăn nuôi dê, Mùi bắt tay vào hiện thực hóa ý tưởng của mình. Chị tiến hành chuyển đổi 3 héc-ta sang đất rừng sản xuất kém hiệu quả của gia đình sang trồng keo lai. Đồng thời, chị đầu tư lưới thép để khoanh vùng, xây dựng chuồng trại kiên cố thả hơn 30 con dê và 2 cặp trâu, bò sinh sản.
Với phương thức “lấy ngắn nuôi dài”, chị Mùi kết hợp nuôi dê thịt xuất bán lấy vốn mở rộng trang trại với việc nuôi dê sinh sản để tăng số lượng cho đàn.
“Để chủ động nguồn thức ăn cho đàn gia súc, ngoài việc mở rộng diện tích trồng cỏ sữa, tôi còn trồng thêm sắn, ngô để bổ sung tinh bột trong khẩu phần ăn”.
Bằng sự siêng năng, chịu khó cùng cách chăm sóc khoa học, đúng kỹ thuật, những nỗ lực của chị sau nhiều năm đã được đền đáp xứng đáng. Hiện nay, trang trại của chị Hoàng Thị Mùi luôn duy trì số lượng đàn với hơn 80 con dê thịt và dê sinh sản. Mỗi năm xuất thịt khoảng 40 con dê với trọng lượng trung bình từ 20-25kg/con, đem về nguồn thu khoảng 120 triệu đồng.
Bên cạnh đó, chị còn thu được từ cặp trâu bò sinh sản mỗi năm một lứa với giá trị 30 triệu đồng, đàn trâu bò của chị hiện vẫn đang phát triển khá tốt hứa hẹn sẽ cho thu nhập khá khi giá thịt trên thi trường luôn ổn định ở mức 200 nghìn/kg.
Ngoài trang trại chăn nuôi, với 5 sào đất trồng lúa hai mùa, mỗi năm, gia đình chị thu về khoảng 1,3 tấn lúa. Trong năm 2017, chị còn mạnh dạn thầu thêm đất, đầu tư trồng 2 héc-ta mía năng suất cao. Tính theo giá mía hiện tại thì dự kiến, cuối năm nay sẽ cho thu về khoảng 140 triệu đồng. Riêng với 3 hécta rừng keo lai, khoảng hai năm nữa sẽ được thu hoạch với năng suất trung bình đạt 80 tấn/héc-ta.
“Nếu không có gì thay đổi thì trong khoảng 2 năm nữa, thu nhập hàng năm của trang trại sẽ ổn định ở mức trên 200 triệu”, chị Mùi nhẩm tính.
Đam mê với công tác Đoàn
Không chỉ nhanh nhẹn, sáng tạo trong làm kinh tế, chị Hoàng Thị Mùi còn được biết đến với vai trò là một cán bộ Đoàn được tín nhiệm tại địa phương.
Hơn 4 năm đảm nhiệm vai trò là phó bí thư Đoàn xã Cẩm Giang, chị luôn nhận thức sâu sắc vai trò quan trọng của công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động đoàn viên, thanh niên phát huy, cống hiến sức trẻ trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội… Đặc biệt, là trong thời điểm địa phương đang tập trung cao độ thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.
Vì vậy, chị luôn tranh thủ thời gian để nghiên cứu sách báo cũng như đi tham quan các mô hình chăn nuôi cho hiệu quả cao trong vùng và chia sẻ kinh nghiệm, cây giống, con giống chăn nuôi cũng như tạo công ăn việc làm cho nhiều đoàn viên thanh niên trong thôn. Ước tính đã có 7 gia đình thanh niên được nhận con giống chăn nuôi từ Mùi, với tổng số tiền là 70 triệu đồng. Nhờ mô hình làm giàu của chị mà nhiều thanh niên trong vùng thêm niềm tin trong phát triển sản xuất nông nghiệp tại quê nhà.
Nhận xét về Hoàng Thị Mùi, Bí thư Huyện Đoàn Cẩm Thủy - Nguyễn Thị Hồng Hạnh nhận xét: Đồng chí Mùi không chỉ là người cán bộ Đoàn xuất sắc, gương mẫu và sáng tạo mà còn là người “thổi lửa” cho phong trào đoàn viên, thanh niên phát triển kinh tế ở địa phương. Mùi là tấm gương điển hình, tiêu biểu để các đoàn viên thanh niên khác noi theo. Tại Lễ tuyên dương “gương thanh niên sáng tạo khởi nghiệp, lập nghiệp” vừa qua, Mùi đã được BTV Huyện Đoàn lựa chọn để tuyên dương và khen thưởng.
Tin khác
Tin nóng
- Hướng dẫn kiểm điểm, đánh giá, xếp loại chất lượng hàng năm đối với tổ chức Đoàn, tập thể lãnh đạo và cá nhân giai đoạn 2023-2027
- Hướng dẫn thực hiện quy chế thi đua khen thưởng của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2022-2027
- Quy chế thi đua khen thưởng nhiệm kỳ 2022-2027
- về việc hỗ trợ mua thẻ BHYT
- Kế hoạch xây dựng hình ảnh đẹp của thanh niên Cẩm Thủy (Khối trường học)
- Hướng dẫn triển khai phong trào HS 3 tốt giai đoạn 2022-2025
- Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 75 năm ngày Thương binh - Liệt sỹ
- Hướng dẫn đoàn viên, thanh thiếu nhi khối trường học về sinh hoạt tại địa bàn dân cư
- Hướng dẫn bình xét thi đua khen thưởng năm 2022
- Kế hoạch Tiếp sức mùa thi năm 2022
- Kế hoạch Tổ chức chiến dịch Thanh niên Tình nguyện năm 2022
- Kế hoạch tổ chức Đại hội Đoàn các cấp nhiệm kỳ 2022-2027
- Kế hoạch tổ chức Hiến máu tình nguyện năm 2021
- Kế hoạch hưởng ứng cuộc thi trực tuyến tìm hiểu Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng
- Kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm 74 năm ngày Thương binh liệt sỹ (27/7/1947-27/7/2021)
- Kế hoạch Tiếp sức mùa thi năm 2021
- Kế hoạch tổ chức Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè 2021
- Hướng dẫn tiếp tục xây dựng chi đoàn mạnh
- Triển khai các hoạt động tham gia phục vụ bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026
- Kế hoạch tổ chức triển khai Luật Thanh niên